Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

SÁCH TỨ NGUYÊN YẾU LÝ BẰNG CHỮ NÔM



Tứ Nguyên Yếu Lý 肆原要理 (TNYL)[1] là sách giáo lý bám sát theo chỉ thị của công đồng Trento (1545-1563) – sách giáo lý phải diễn dịch từ kinh Credo – do Đức Cha Clément Masson Nghiêm dịch từ nguyên tác La Doctrine Chrétienne
của Charle Lhomond (1727-1794) và Đức Cha phó Louis Maria Trị truyền in năm 1898, tại Hồng Kông. Sách có bốn phần:
PHẦN THỨ NHẤT: GIẢNG VỀ KINH TIN KÍNH (36 đoạn)
·                Đoạn thứ nhất: Giảng về sự học hành cho biết các lẽ trong đạo, là sự cần dường nào.
·                Đoạn thứ hai: Giảng về có Đức Chúa Trời.
·                Đoạn thứ ba: Giảng về Đức Chúa Trời là Đấng lọn lành và gồm no mọi sự thể nào.
·                Đoạn thứ bốn: Giảng về Đức Chúa Trời ở khắp mọi nơi.
·                Đoạn thứ năm: Giảng về Đức Chúa Trời định liệu mọi sự và coi sóc mọi sự.
·                Đoạn thứ sáu: Giảng về sự đạo là sự cần dường nào.
·                Đoạn thứ bảy: Giảng về có một Đức Chúa Trời mà thôi.
·                Đoạn thứ tám: Giảng về phép mầu nhiệm một Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
·                Đoạn thứ chín: Giảng về Đức Chúa Trời đã dựng nên trời đất muôn vật.
·                Đoạn thứ mười: Giảng về A-dong phạm tội và tội tổ tông truyền.
·                Đoạn thứ 11: Giảng về Đức Chúa Trời phán hứa Đấng Cứu Thế sau sẽ ra đời.
·                Đoạn thứ 12: Hãy còn nói về lời Đức Chúa Trời phán hứa Đấng Cứu Thế sau sẽ ra đời và kẻ ngoại đạo sau sẽ trở lại chịu đạo.
·                Đoạn thứ 13: Giảng riêng về các đấng tiên tri đã nói tiên tri sau này Đấng Cứu Thế sẽ ra đời thể nào.
·                Đoạn thứ 14: Giảng về Đức Chúa Giê-su là Con Một Đức Chúa Trời cùng là Chúa chúng tôi.
·                Đoạn thứ 15: Giảng về nhân phép Phi-ri-tô Sang- tô mà Rất Thánh Đức Bà chịu thai và sinh đẻ đồng trinh sạch sẽ.
·                Đoạn thứ 16: Còn giảng về phép mầu nhiệm Đức Chúa Giê-su ra đời.
·                Đoạn thứ 17: Giảng về khi Đức Chúa Giê-su còn sống ở thế gian này thì Người ở thể nào và Người làm nhiều phép lạ thể nào.
·                Đoạn thứ 18: Giảng về đạo Thánh Đức Chúa Giê-su lập ra.
·                Đoạn thứ 19: Giảng về Đức Chúa Giê-su gồm no các nhân đức.
·                Đoạn thứ 20: Giảng về Đức Chúa Giê-su chịu nạn chưng thì quan Phong-xi-ô Phi-la-tô đóng đinh gác Câu-rút.
·                Đoạn thứ 21: Giảng về Đức Chúa Giê-su chết đoạn thì chịu táng và xuống địa ngục.
·                Đoạn thứ 22: Giảng về ngày thứ ba, Đức Chúa Giê-su bởi trong kẻ chết mà sống lại.
·                Đoạn thứ 23: Còn giảng về sự Đức Chúa Giê-su sống lại.
·                Đoạn thứ 24: Giảng về sự Đức Chúa Giê-su lên trời mà Người ngự bên hữu Đức Chúa Cha.
·                Đoạn thứ 25: Giảng về ngày sau Đức Chúa Giê-su sẽ đến mà phán xét kẻ sống và kẻ chết.
·                Đoạn thứ 26: Giảng về lời rằng: Tôi tin kính Phi-ri-tô Sang-tô.
·                Đoạn thứ 27: Giảng về lời rằng: Tôi tin có Thánh I-ghê-rê-gia Ca-tô-li-ca.
·                Đoạn thứ 28: Còn giảng về sự lập nên Thánh I-ghê-rê-gia và những kẻ tử vì đạo.
·                Đoạn thứ 29: Giảng về các dấu riêng chỉ Thánh I-ghê-rê-gia.
·                Đoạn thứ 30: Còn giảng về các dấu riêng chỉ Thánh I-ghê-rê-gia.
·                Đoạn thứ 31: Giảng về Thánh I-ghê-rê-gia có quyền phép mà cai trị và coi sóc bổn đạo thể nào.
·                Đoạn thứ 32: Giảng về các Thánh cùng thông công.
·                Đoạn thứ 33: Còn giảng về các Thánh cùng thông công.
·                Đoạn thứ 34: Giảng về lời rằng: Tôi tin có phép tha tội.
·                Đoạn thứ 35: Giảng về loài người lại sống.
·                Đoạn thứ 36: Giảng về lời rằng: Tôi tin hằng sống vậy.
·                PHẦN THỨ HAI: GIẢNG VỀ MƯỜI ĐIỀU RĂN ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ SÁU SỰ RĂN THÁNH I-GHÊ-RÊ-GIA (42 đoạn)
·                Đoạn thứ nhất: Giảng về các điều răn Đức Chúa Trời là làm sao.
·                Đoạn thứ hai: Giảng về nhân đức tin.
·                Đoạn thứ ba: Giảng về nhân đức trông cậy.
·                Đoạn thứ bốn: Giảng về nhân đức kính mến.
·                Đoạn thứ năm: Giảng về sự thờ phượng.
·                Đoạn thứ sáu: Giảng về sự thể.
·                Đoạn thứ bảy: Giảng về sự chửi rủa.
·                Đoạn thứ tám: Còn giảng về sự chửi rủa.
·                Đoạn thứ chín: Giảng về sự giữ ngày lễ lạy.
·                Đoạn thứ mười: Còn giảng về sự giữ ngày nhất lễ lạy và sự xem lễ ngày ấy.
·                Đoạn thứ 11: Giảng về phải lo liệu thể nào cho được xem lễ nên.
·                Đoạn thứ 12: Còn giảng về sự phải lo liệu thể nào cho được ăn mày xem lễ nên.
·                Đoạn thứ 13: Giảng về sự thương yêu người ta.
·                Đoạn thứ 14: Giảng về sự thảo kính cha mẹ.
·                Đoạn thứ 15: Giảng về cha mẹ phải coi sóc con cái thể nào.
·                Đoạn thứ 16: Giảng về điều răn thứ năm: Chớ giết người.
·                Đoạn thứ 17: Giảng về sự  làm gương mù gương xấu.
·                Đoạn thứ 18: Giảng về điều răn thứ sáu: Chớ làm tà dâm.
·                Đoạn thứ 19: Giảng về sự lòng động lòng lo, tư tưởng về sự chẳng nên.
·                Đoạn thứ 20: Giảng về sự nói hoa tình tục tĩu.
·                Đoạn thứ 21: Giảng về sự con mắt xem những sự chẳng nên.
·                Đoạn thứ 22: Giảng về những sự phải làm cho được giữ mình sạch sẽ.
·                Đoạn thứ 23: Giảng về sự ăn trộm ăn cắp.
·                Đoạn thứ 24: Còn giảng về sự ăn trộm ăn cắp.
·                Đoạn thứ 25: Giảng về sự nói dối, cùng sự làm chứng dối.
·                Đoạn thứ 26: Giảng về sự nói hành.
·                Đoạn thứ 27: Giảng về sự đoán xét dong dài vô ích, và sự ngờ vực cho người ta.
·                Đoạn thứ 28: Giảng về sự ước ao sự chẳng nên.
·                Đoạn thứ 29: Giảng về sự tham lam của người ta.
·                Đoạn thứ 30: Giảng về sáu sự răn Thánh I-ghê-rê-gia.
·                Đoạn thứ 31: Giảng về sự xưng tội một năm một lần.
·                Đoạn thứ 32: Giảng về sự chịu Mình Thánh Đức Chúa Giê-su trong mùa Phục Sinh.
·                Đoạn thứ 33: Giảng về sự ăn chay.
·                Đoạn thứ 34: Giảng về sự kiêng thịt ngày thứ sáu cùng ngày thứ bảy.
·                Đoạn thứ 35: Giảng về sự tội.
·                Đoạn thứ 36: Giảng về bảy mối tội đầu.
·                Đoạn thứ 37: Giảng về sự hà tiện.
·                Đoạn thứ 38: Giảng về sự dâm dục.
·                Đoạn thứ 39: Giảng về sự ghen ghét.
·                Đoạn thứ 40: Giảng về sự mê ăn uống.
·                Đoạn thứ 41: Giảng về sự giận ghét.
·                Đoạn thứ 42: Giảng về sự làm biếng trễ nải.
PHẦN THỨ BA:
GIẢNG VỀ CÁC PHÉP SA-CA-RA-MEN-TÔ
·                Đoạn thứ 1: Giảng về các ơn Ga-ra-sa.
·                Đoạn thứ 2: Giảng về các phép Sa-ca-ra-men-tô.
·                Đoạn thứ 3: Còn giảng về các phép Sa-ca-ra-men-tô.
·                Đoạn thứ 4: Giảng về phép Rửa Tội.
·                Đoạn thứ 5: Giảng về những lời khấn hứa khi chịu phép Rửa Tội.
·                Đoạn thứ 6: Giảng về phép Thêm Sức cho mạnh đạo.
·                Đoạn thứ 7: Giảng về phải dọn mình chịu phép Thêm Sức cho mạnh đạo thể nào.
·                Đoạn thứ 8: Giảng về kẻ đã được chịu phép Thêm Sức cho mạnh đạo, phải ăn ở thể nào.
·                Đoạn thứ 9: Giảng về phép Giải Tội.
·                Đoạn thứ 10: Giảng về phép Giải Tội sinh ra những ích nào.
·                Đoạn thứ 11: Giảng về sự ăn năn tội.
·                Đoạn thứ 12: Giảng về các lẽ giúp cho ta được ăn năn tội nên.
·                Đoạn thứ 13: Giảng về sự dốc lòng chừa.
·                Đoạn thứ 14: Giảng về sự xưng tội.
·                Đoạn thứ 15: Giảng về kẻ chẳng có lòng thật thà mà giấu tội khi xưng tội.
·                Đoạn thứ 16: Giảng về sự xưng tội chung.
·                Đoạn thứ 17: Giảng về sự đền tội.
·                Đoạn thứ 18: Còn giảng về sự đền tội.
·                Đoạn thứ 19: Giảng về phép In-du.
·                Đoạn thứ 20: Giảng về phép Mình Thánh Máu Thánh Đức Chúa Giê-su.
·                Đoạn thứ 21: Giảng về sự dọn mình cho được ăn mày chịu Mình cùng Máu Thánh Đức Chúa Giê-su nên.
·                Đoạn thứ 22: Còn giảng về sự dọn mình ăn mày chịu Mình cùng Máu Thánh Đức Chúa Giê-su.
·                Đoạn thứ 23: Giảng về phải làm đí gì khi đã chịu lễ đoạn.
·                Đoạn thứ 24: Giảng về những ích lợi bởi chịu lễ mà ra.
·                Đoạn thứ 25: Giảng về sự chịu lễ chẳng nên.
·                Đoạn thứ 26: Giảng về sự năng chịu lễ.
·                Đoạn thứ 27: Giảng về phép tế lễ Mi-sa.
·                Đoạn thứ 28: Giảng về phép Xức Dầu Thánh cho kẻ liệt.
·                Đoạn thứ 29: Giảng về phép truyền chức.
·                Đoạn thứ 30: Giảng về phép nhất phu nhất phụ.
·                Đoạn thứ 31: Giảng về sự dọn mình ăn mày chịu phép nhất phu nhất phụ.
PHẦN THỨ BỐN: GIẢNG VỀ SỰ ĐỌC KINH CẦU NGUYỆN
·                Đoạn thứ 1: Giảng về sự đọc kinh cầu nguyện là sự cần dường nào.
·                Đoạn thứ 2: Giảng về sự đọc kinh cầu nguyện hay làm ích cho ta là dường nào.
·                Đoạn thứ 3: Giảng về phép dọn mình thể nào cho được đọc kinh cầu nguyện nên.
·                Đoạn thứ 5: Giảng về câu thứ nhất kinh Lạy Cha rằng: chúng tôi xin danh Cha cả sáng.
·                Đoạn thứ 6: Giảng về câu thứ hai kinh Lạy Cha rằng: Nước Cha trị đến.
·                Đoạn thứ 7: Giảng về câu thứ ba kinh Lạy Cha rằng: Vâng ý Cha dưới đất bằng trên trời vậy.
·                Đoạn thứ 8: Giảng về câu thứ bốn kinh Lạy Cha rằng: Chúng tôi xin Cha rầy cho chúng tôi hằng ngày dùng đủ.
·                Đoạn thứ 9: Giảng về câu thứ năm rằng : Mà tha nợ chúng tôi bằng chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng tôi vậy.
·                Đoạn thứ 10: Giảng về câu thứ sáu rằng: Xin chớ để chúng tôi sa chước cám dỗ.
·                Đoạn thứ 11: Giảng về câu sau hết kinh Lạy Cha rằng: Mà lại chữa chúng tôi khỏi mọi sự dữ.
·                Đoạn thứ 12: Giảng về kinh Lạy Mừng và sự kính thờ Rất Thánh Đức Bà Ma-ri-a.
Quyển sách giáo lý này không viết theo dạng Hỏi-Thưa mà viết theo kiểu giải thích bốn mục chính TIN – GIỮ – CHỊU  – XIN theo kiểu sách Giáo lý Công đồng Trento và ngày nay quyển Sách giáo lý Hội Thánh Công Giáo (Catechismus Catholicae Ecclesiae) cũng thực hiện theo cách này.
Nhận định sự đóng góp của TNYL:
1. Về mặt ngôn ngữ
1.1. Chữ Nôm trong TNYL vào thế kỷ XIX có một thay đổi so với chữ Nôm trong sách TCTGKM ở thế kỷ XVII.
1.2. Ngôn từ Công giáo: những từ Công giáo được ghi lại trong sách TNYL có từ đã cổ, có từ vẫn được dùng cho đến ngày nay, như: ăn mày các phép (lãnh nhận các bí tích), bảy mối tội đầu (các thứ tội phát sinh ra các tội khác), bụt thần ma quỷ (bụt thần đây không hiểu là Đức Phật (Budha), mà là những tượng thần mê tín), các Thánh cùng thông công (các Thánh trên trời, các linh hồn nơi luyện hình, các giáo hữu còn phấn đấu ở trần thế làm thành một cộng đồng thông hiệp với nhau), chưng thì (vào thời), gồm no (đầy đủ), hằng sống vậy (sống vĩnh cửu), ngày lễ lạy (lễ Chủ Nhật), ngày nhất lễ (ngày buộc phải tham dự thánh lễ), ngự bên hữu (có quyền lực hạnh phúc như Chúa Cha), nhân phép (nhờ quyền năng), phép Giải tội (Bí tích Thống hối), phép Mình thánh Máu Thánh Đức Chúa Giê-su (Bí tích Thánh Thể), phép nhất phu nhất phụ (Bí tích hôn phối), phép Rửa tội (Bí tích Rửa tội), phép Thêm sức (Bí tích Thêm sức), phép truyền chức (Bí tích Truyền Chức Thánh), phép Xức Dầu Thánh cho kẻ liệt (Bí tích Xức Dầu thánh), sách Sấm Truyền Cũ (sách Cựu Ước), tử vì đạo (làm chứng cho đạo bằng cái chết)…
1.3. Phiên âm tên riêng như trong TNYL:
– Cách thứ nhất: phiên âm sang tiếng Hoa (bính âm). Sau đó dùng cách đọc Hán Việt để tạo ra từ. Vd: Nạp Tạp Lặc (Nazareth).
– Cách thứ hai: phiên âm tiếng nước ngoài theo âm tiếng Việt, sau đó dùng chữ Nôm để ghi lại. Chẳng hạn như: Kê-lê-men-tê (Clément); I-gliê-rê-gia (Igreja): Hội Thánh Công Giáo; Ca-tô-li-ca (Catholique): Công giáo…
2. Về tín lý
+ Phần thứ nhất có ba mươi sáu đoạn, giảng tường tận về Kinh Tin Kính. Sách không thể hiện ở dạng hỏi thưa nhưng chia ra những chủ đề nhỏ để trình bày. Cách thức này vẫn gặp ở sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo ngày nay (2010).
+ Phần thứ hai có bốn mươi hai đoạn, giảng về: ba nhân đức đối thần Tin, Cậy, Mến; các điều răn của Đức Chúa Trời; sáu sự răn của Thánh I-ghê-rê-gia (Hội Thánh); bảy mối tội đầu. Những điều trong phần thứ hai ngày nay vẫn được đề cập đến trong Giáo lý Hội Thánh Công giáo (2010).
+ Phần thứ ba có ba mươi mốt đoạn, giảng chi tiết về chất thể và mô thể của bảy phép sa-ca-ra-men-tô (Bí tích); giảng về cách thức ăn mày các phép (chuẩn bị lãnh nhận các bí tích).
+ Phần thứ tư có mười hai đoạn, giảng về sự đọc kinh cầu nguyện là cần thiết dường nào; giảng về kinh Lạy Cha.
3. Về sư phạm giáo lý
TNYL được trình bày theo phương pháp truyền thụ - diễn dịch và dùng Kinh Thánh để chứng minh, không dùng phương pháp đặt câu hỏi cũng không dùng phương pháp kể chuyện.


[1] Tứ Nguyên Yếu Lý: Sách giáo lý trình bày đại cương về bốn phần: Giữ, Xin, Tin, Chịu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét