[1]
Thánh giáo yếu lý quốc
ngữ 聖教要理國語,
sách Giáo lý Công giáo bằng chữ Nôm do Đức Cha Pigneau de Béhaine – Bá Đa Lộc
(1741-1799) viết bằng chữ Nôm theo dạng Hỏi-Thưa và được tái bản lần cuối vào
năm 1933 tại Kẻ Sở.
Dựa
trên TGYL bằng chữ Nôm, năm 1957, Đức
Cha Simon Hòa Hiền đã cho xuất bản quyển “sách giáo lý sơ bộ” và năm 1967, Đức
Cha Phaolô Bình cho phổ biến quyển Giáo lý Tân Định[2]
(GLTĐ). Tất nhiên nội dung của sách GLTĐ
giống như sách TGYL bằng chữ Nôm. So sánh:
THÁNH GIÁO YẾU LÝ
|
“GIÁO LÝ TÂN ĐỊNH”
|
H.
Có mấy đường lên thiên đàng?
T.
Có một đường rất chính, rất thật là đạo thánh Đức Chúa Trời.
H.
Đức Chúa Trời là ai?
T.
Là Đấng dựng nên trời đất, muôn vật.
H.
Đức Chúa Trời là đí gì mà dựng nên trời
đất muôn vật?
T.
Lấy phép tắc vô cùng.
H.
Lấy phép tắc vô cùng nghĩa là làm sao?
T.
Nghĩa là bởi không mà Người phán một lời tức thì liền có trời đất muôn vật.
H.
Lấy phép tắc vô cùng nghĩa là làm sao?
T.
Nghĩa là bởi không mà Người phán một lời tức thì liền có trời đất muôn vật.
H.
Vì ý nào mà Đức Chúa Trời dựng nên trời
đất muôn vật?
T.
Có ý cho sáng danh Người cùng cho ta đặng dùng.
H.
Thuở chưa có trời đất, Đức Chúa Trời ở
đâu?
T.
Trước sau cũng vậy vì Người là tính thiêng liêng chẳng lọ có nơi nào thì mới ở
đặng.
H.
Ai sinh ra ta?
T.
Đức Chúa Trời sinh ra ta.
H. Đức Chúa Trời sinh ra ta làm chi?
T.
Đức Chúa Trời sinh ta cho đặng thờ phượng kính mến Người, hầu ngày sau hưởng
phước đời đời.
H. Đức Chúa Trời ra làm sao?
T. Đức
Chúa Trời là Đấng trọn tốt trọn lành, thiêng liêng, sáng láng vô cùng.
H. Đức Chúa Trời ở đâu?
T. Đức
Chúa Trời ở khắp mọi nơi.
|
H.
Có mấy đường lên Thiên đàng?
T. Có
một đàng rất chính rất thật, là đạo thánh Đức Chúa Trời.
H. Đức Chúa Trời là ai?
T. Là
Đấng dựng nên trời đất muôn vật, cùng hằng gìn giữ cai trị mọi sự.
H. Phải suy lẽ nào cho đặng biết có Đức Chúa
Trời?
T.
Phải suy phép tắc thứ tự trên trời dưới đất liền biết có Đấng dựng nên làm
đầu cai trị, thì mới có phép tắc thứ tự vững bền làm vậy.
H. Sao nói rằng: bởi phép tắc thứ tự thì mới
biết có Đức Chúa Trời?
T. Bởi
khi ta xem trên trời dưới đất và thấy việc rất xinh tốt, rất công phu và có
thứ tự mọi đàng, như mặt trời, mặt trăng, cùng các ngôi sao, can truyền luân
chuyển theo độ số rất thật; bốn mùa đắp đổi nhau luôn; đất sinh ra hoa quả
thảo mộc, cùng các đđiều khác nhau như vậy, thì ta rõ biết có Đấng phép tắc
vô cùng, là căn nguyên mọi sự rất tốt rất trọng dường ấy.
H. Có ví dụ nào cho ta dễ hiểu sự ấy chăng?
T. Giả
như người ta thấy nhà hay là đền đài vua chúa rất xinh rất tốt, tức thì nói
rằng: có thợ rất khôn khéo đã làm nhà hay là đền đài ấy; mà chẳng có ai nói
rằng: bởi hư không, hay là bởi tình cờ mà có nhà, có đền đài tốt thể ấy. Cũng
một lẽ ấy, khi ta xem phép tắc thứ tự trên trời dưới đất, thì ta nói rằng: đã
có một đấng cầm quờn ra máy nhiệm, thì trời đất mới đặng xinh tốt, và giữ
phép tắc thứ tự chẳng sai bao giờ. Mà Đấng cầm đầu ấy, ta gọi là Đức Chúa
Trời.
H. Vì ý nào mà Đức Chúa Trời dựng nên trời
đất muôn vật?
T. Có
ý cho sáng danh Người cùng cho ta đặng dùng.
H. Ai sinh ra ta?
T. Đức
Chúa Trời sinh ra ta.
H. Đức Chúa Trời sinh ra ta làm chi?
T. Đức
Chúa Trời sinh ta cho đặng thờ phượng kính mến Người, hầu ngày sau hưởng
phước đời đời.
H. Đức Chúa Trời ra làm sao?
T. Đức
Chúa Trời là Đấng trọn tốt trọn lành, thiêng liêng, sáng láng vô cùng.
H. Đức Chúa Trời ở đâu?
T. Đức
Chúa Trời ở khắp mọi nơi.
|
Qua
11 câu của TGYL và 10 câu của GLTĐ đã thấy trùng nhau mười câu vào GLTĐ có gốc từ TGYL nhưng có văn phong dễ
hiểu hơn, có cách truyền thụ cụ thể hơn qua các ví dụ.
LỜI KẾT
Việc
thừa kế truyền thống của tiền nhân là nét son trong việc giảng dạy giáo lý. Cho
đến nay, mặc dù đã có Sách giáo lý
Hội Thánh Công Giáo (Catechismus Catholicae Ecclesiae) với bản dịch mới
nhất 2010 của Ủy ban Giáo lý Đức Tin, có sách Bản Hỏi Thưa Giáo Lý Hội Thánh
Công Giáo của Ủy ban Giáo lý Đức Tin (2013) với tư tưởng Thần học mới và với
văn phong hiện đại nhưng những quyển sách giáo lý xưa vẫn có ảnh hưởng rất lớn
đến việc sống đạo của người Công giáo Việt Nam.
[1] Quốc ngữ cũ là chữ Nôm, được Vua Quang Trung chuẩn nhận;
quốc ngữ mới là chữ Việt theo ABC hiện nay. Ngày 22 tháng 2 năm 1869 Phó Đề đốc
Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ mới thay thế
chữ Nho và chữ Nôm (quốc ngữ cũ) trong các công văn. Thật đáng buồn, chữ Quốc
ngữ mới chưa được nhà nước công nhận bằng một văn bản nào ngay trong hiến pháp
cũng thế.
[2] Đây là Thánh giáo yếu lý quốc ngữ bằng chữ Việt (chữ
theo hệ thống ABC của latinh). Gọi là “giáo lý Tân Định” vì được in ở nhà in Tân
Định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét