Phép giảng tám ngày (Cathechismvs)
(PGTN) – tên đầy đủ là Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép Rửa tội mà vào đạo thánh Ðức
Chúa Trời – của linh mục Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) là tác phẩm văn
xuôi được xuất bản ở Rôma, Ý năm 1651 bằng cả hai thứ tiếng: Latinh và Quốc
ngữ. Tác phẩm này được xem là quyển đầu tiên in bằng chữ quốc ngữ
hay là quyển sách giáo lý đầu tiên bằng quốc ngữ. Sách được chia thành tám phần, mỗi ngày học một phần. Ngày bắt đầu học được gọi là “Ngày thứ nhít” (nhất), đến hết “Ngày thứ tám” thì xong. Ba ngày đầu nói về việc tạo dựng – ngày thứ nhất: Đạo Thánh Đức Chúa Trời; ngày thứ hai: Đức Chúa Trời; ngày thứ ba: Đức Thợ Cả. Năm ngày sau dẫn vào đạo thánh Đức Chúa Trời: ngày thứ tư nói về Những Đạo Vạy (đạo không chính, không ngay thẳng); ngày thứ năm và sáu nói về Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngôi Hai nhập thể và rao giảng; ngày thứ bảy nói về cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Đức Chúa Giêsu; ngày thứ tám nói về Mười Bậc Thang Lê Thiên Đàng (mười giới răn), thiên đàng, hỏa ngục, phán xét chung, Bí tích Rửa Tội.
hay là quyển sách giáo lý đầu tiên bằng quốc ngữ. Sách được chia thành tám phần, mỗi ngày học một phần. Ngày bắt đầu học được gọi là “Ngày thứ nhít” (nhất), đến hết “Ngày thứ tám” thì xong. Ba ngày đầu nói về việc tạo dựng – ngày thứ nhất: Đạo Thánh Đức Chúa Trời; ngày thứ hai: Đức Chúa Trời; ngày thứ ba: Đức Thợ Cả. Năm ngày sau dẫn vào đạo thánh Đức Chúa Trời: ngày thứ tư nói về Những Đạo Vạy (đạo không chính, không ngay thẳng); ngày thứ năm và sáu nói về Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngôi Hai nhập thể và rao giảng; ngày thứ bảy nói về cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Đức Chúa Giêsu; ngày thứ tám nói về Mười Bậc Thang Lê Thiên Đàng (mười giới răn), thiên đàng, hỏa ngục, phán xét chung, Bí tích Rửa Tội.
Bố cục sách PGTN không theo chỉ thị của công đồng
Trento (1545-1563) – sách giáo lý phải diễn dịch từ kinh Credo. Cha Đắc Lộ đã
phân tích, phê phán tín ngưỡng dân gian và tam giáo (ba tôn giáo ngoại nhập
được Việt hóa thành tôn giáo bản địa) để đưa đến cái chân lý là “đạo thánh Đức
Chúa Trời”. Việc nhận định và phê phán của cha Đắc Lộ về tín ngưỡng dân gian và
tam giáo chưa được chính xác và mang nặng tính định kiến: “Ông Abraham cũng chịu
được đạo thánh Đức Chúa trời và bởi ông Sem và bởi ông Noe truyền cho. Ông
Abraham lại giữ để cho nhà mình, và truyền để cho nước Iudaea, vì ông Abraham
là tổ nể nước ấy, và lại để tiếng hebraea truyền cho nước ấy. Mà các nước khác,
cùng mất tiếng hebraea khi lộn tiếng nói, và lại mất truyền đạo thánh Đức Chúa
trời, cho nên phải sa đạo vậy.” (Tháp Bable, Ngày thứ bốn). Đây cũng là quan
niệm sai lầm chung của các thừa sai thời đó về các tôn giáo khác –
tiêu cực và
phiến diện. Tuy nhiên những gì Phép giảng
tám ngày đã làm không phải là vô ích. Thời bấy giờ thuộc đời vua Lê Thần
Tông (sau lên thái Thượng Hoàng), nhà vua đề cao Nho giáo, coi nhẹ các tôn giáo
khác. Ngôn từ của cha Đắc Lộ trong sách PGTN
có gay gắt với các tôn giáo khác nhưng cũng chỉ mang ý hộ giáo, để chứng tỏ
rằng Đạo Công giáo không phải là tả đạo mà chính là đạo thánh Ðức Chúa Trời.
Nhận
định sự đóng góp của PGTN:
1/ Về mặt ngôn ngữ:
1.1.
Chữ quốc ngữ
Bản
văn Phép giảng tám ngày cho thấy chữ
quốc ngữ ở thế kỷ thứ XVII. Chính những cái chưa hoàn chỉnh của từ lại là tài
liệu quý giá của ngành ngôn ngữ học. Đó là:
–
Dấu thanh đang được hoàn thiện dần trong trong Phép giảng tám ngày. Vd: có
lúc dấu ~ thay cho ng cuối từ (ví dụ: cũng viết là cũ, ông viết là oũ), có chỗ lại ghi đầy đủ như chẳng,
bằng.
–
Phần đầu của từ chưa hoàn chỉnh như ngày nay. Chẳng hạn:
c thường
dùng thay vì q. Ví dụ: cuyèn nay ghi là quyền; cuên nay ghi là quân.
Tuy nhiên, đôi chỗ vẫn ghi là quan, quỉ,…
b
thay
cho v. Ví dụ: bậy nay ghi là vậy; bua
nay ghi là vua; bui bẻ nay ghi là vui vẻ.
bl
thay
vì tr. Ví dụ: blá nay ghi là trá; blời nay ghi là trời; blọn nay ghi là trọn.
gi thay
vì tr. Ví dụ: giời nay ghi là trời.
k thay
cho c. Ví dụ: kực nay ghi là cực.
l thay vì tr. Ví dụ: lời nay ghi là trời.
ml thay
vì l. Ví dụ: mlẽ nay ghi là lẽ; mlơn nay ghi là lớn.
ngh
thay vì ng. Ví dụ: nghành nay ghi là ngành.
Tuy
nhiên có chỗ vẫn
ghi đúng là ngành.
tl thay
vì tr. Ví dụ: tlaõ nay ghi là trong;
tlước
nay ghi là trước.
–
Phần vần của từ cũng chưa hoàn thiện. Chẳng hạn:
ăch thường dùng thay vì ach (ví dụ: sắch nay ghi
là sách).
ai
thường dùng thay vì ây (ví dụ: nãi nay ghi là nẫy).
am
thường dùng thay vì âm (ví dụ: thạm nay ghi là thậm).
ang
thường dùng thay vì ăng (ví dụ: bàng nay ghi là bằng; chang
nay ghi là chẳng; ràng nay ghi là rằng).
aõ
thường dùng thay vì ong (ví dụ: làõ nay ghi là lòng; phàõ nay ghi là phòng; faõ nay ghi là song; tlaõ nay ghi là trong).
aọc
thường dùng thay vì ọc (ví dụ: haọc nay ghi là học).
at
thường dùng thay vì ât (ví dụ: that nay ghi là thật).
at
thường dùng thay vì ăt (ví dụ: đat nay ghi là đặt).
ân
thường dùng thay vì ăn (ví dụ: cân nay ghi là căn).
ĕam
thường dùng thay vì am (ví dụ: dĕám nay ghi là dám).
eu
thường dùng thay vì eo (ví dụ: khéu nay ghi là khéo).
ên
thường dùng thay vì ân (ví dụ: chên nay ghi là chân).
êt
thường dùng thay vì ât (ví dụ: đết nay ghi là đất).
êu
thường dùng thay vì iều (ví dụ: đều nay ghi là điều).
êy
thường dùng thay vì ây (ví dụ: ếy nay ghi là ấy;
bệy
nay ghi là vậy; lếy nay ghi là lấy).
iẹc
thường dùng thay vì iệc (ví dụ: viẹc nay ghi là việc).
ièm
thường dùng thay vì iếm (ví dụ: kièm nay ghi là kiếm).
ién
thường dùng thay vì iến (ví dụ: kién nay ghi là kiến;
khién
nay ghi là khiến).
ien
thường dùng thay vì iêng
(ví dụ: thien nay ghi là thiêng).
in
thường dùng thay vì ân (ví dụ: nhin nay ghi là nhân).
oi
thường dùng thay vì ôi (ví dụ: dói nay ghi là dối;
cọi
nay ghi là cội – tuy nhiên có chỗ vẫn
ghi đúng là cội).
op
thường dùng thay vì âp (ví dụ: lọp nay ghi là lập).
oũ
thường dùng thay vì ông (ví dụ: gióũ nay ghi là giống;
soũ
nay ghi là sống; roũ nay ghi là rộng).
õá
thường dùng thay vì óa (ví dụ: hõá nay ghi là hóa).
õáng
thường dùng thay vì uống
(ví dụ: hõáng nay ghi là huống).
ôi
thường dùng thay vì oi (ví dụ: mội nay ghi là mọi.
Tuy vậy vẫn có chỗ ghi
đúng là mọi).
ôy
thường dùng thay vì ôi (ví dụ: cộy nay ghi là cội.
Tuy vậy vẫn có chỗ ghi
đúng là cội).
uân
thường dùng thay vì uôn
(ví dụ: muân nay ghi là muôn).
uâng
thường
dùng thay vì ường
(ví dụ: tùâng nay ghi là tường).
uâng
thường dùng thay vì uông
(ví dụ: huấng nay ghi là huống).
uc
thường dùng thay vì oc
(ví dụ: ngục hoàng nay ghi là ngọc hoàng).
uên
thường dùng thay vì uân (ví dụ: cuên nay ghi là quân).
uên
thường dùng thay vì uyên
(ví dụ: nguền nay ghi là nguyên).
ũ
thường dùng thay vì ũng (ví dụ: cũ nay ghi là cũng).
1.2.
Ngôn từ Công giáo: kế thừa những từ Công giáo của Thiên Chúa Thánh Giáo Khải
Mông và thêm một số từ mới mà đến nay vẫn còn dùng: chịu thai, Đấng bề trên, đạo
Chúa, đạo thánh Đức Chúa Trời,
đời sau, đạo vạy, đấng thiên thần, đời
đời kiếp kiếp, Đức Chúa Trời, lạy ơn, quê dữ, quê lành…
1.3.
Phiên âm tên riêng: kế thừa hai cách phiên âm trong TCTGKM để phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài
mà cho đến ngày nay vẫn còn sử dụng:
–
Cách thứ nhất: phiên âm sang tiếng Hoa (bính âm). Sau đó dùng cách đọc Hán Việt
để tạo ra từ. Td: Budha (Phật đà 佛陀)
được phiên bính âm là fú duò, gọi tắt là Phật
(陀)
phiên bính âm là fú, đọc là “bụt”.
–
Cách thứ hai: phiên âm tiếng nước ngoài theo cách đọc latinh của người Việt,
sau đó dùng chữ quốc ngữ để ghi lại. Vd: angeli (thiên thần), gratia (ân sủng),
gloria (vinh quang), Chúa Deus (Đức Chúa Trời), Larazô, Lucifer, Michael… Cách
làm này hiện nay được nhiều nhóm dịch thuật sử dụng, đưa về tiếng latinh, dùng
âm đọc Việt và phiên chuyển sang quốc ngữ.
2. Về tín lý:
–
Với tín ngưỡng dân gian: cha Đắc Lộ đã dùng những niềm tin và mong ước của người
Việt để giúp họ tìm hiểu đạo thánh. Ví dụ:
+
Với tín ngưỡng phồn thực, người ta mong sống lâu, sống trong phú quý. Trong
ngày thứ nhất – buổi học giáo lý đầu tiên – Cha Đắc Lộ đã giảng giải: “Vì vậy ta phải hay ở thế này chẳng có ai sống
lâu; vì chưng kẻ đến bẩy tám mươi tuổi chẳng có nhiều. Vì vậy ta nên tìm đàng
nào cho ta được sống lâu, là kiếm hằng sống vậy: thật là việc người quân tử.
Khác phép thế này, dù mà làm cho người được phú quý, song le chẳng làm được cho
ta ngày sau khỏi làm tiểu nhân, khốn nạn. Vì vậy ta chẳng phải học đạo cho ta
được phú quý ở thế này, vì chưng ích đạo thánh Đức Chúa Trời về đời sau.”…
+
Với tín ngưỡng thờ thần, người Việt tin con người có xác, có hồn. Trong
ngày thứ nhất – buổi học giáo lý đầu tiên – Cha Đắc Lộ đã giảng giải: “loài người ta có hai sự: một là xác, một là
linh hồn. Xác bởi cha mẹ mà ra, có xương, có máu, có thịt hay nát hay mòn. Song
le linh hồn là tính thiêng chẳng hay mòn, chẳng hay nát, chẳng hay chết, chẳng
phải bởi cha mẹ mà ra, thật bởi bề trên mà có. Linh hồn như chủ nhà, xác như
tôi tá hay là đầy tớ, vô thì phải phục linh hồn như chủ…”
+
Với tín ngưỡng thờ thiên, người Việt quan niệm là “cha Trời mẹ Đất”. Vậy, việc thờ
Trời của người Việt khác với tục thờ Thiên của người Hoa. Thờ Trời của người Việt
đó là đạo hiếu. Chính vì hiểu điều này, cha Đắc Lộ đã đề nghị thêm chữ “Chúa”
trước chữ “Trời”: “Vì vậy chẳng nên thờ
trời, chẳng khá lạy trời, lạy Đức Chúa Trời,
thờ Đức Chúa Trời thì mới phải. Nhân vì
sự ấy khi thế gian nói rằng: "lạy trời!" thì thiếu một chữ chúa, vì vậy
thì phải thêm đơm chữ ấy, mà từ nay về sau nói làm vậy: "Tôi lạy Đức Chúa Trời, là Chúa cả trên hết mọi sự"…
–
Với Nho giáo: cha Đắc Lộ chấp thuận trật tự mà Nho giáo đang
chi phối đời sống người Việt, để người ta gọi mình bằng Thầy theo trật tự Quân,
Sư, Phụ, tự coi mình như một người dân trong nước Đại Việt, luôn tuân theo
những nghi thức lễ nghĩa trong cách xử thế. Cha Đắc Lộ đã giới thiệu thần học
Tam Phụ để người Việt hiểu chữ Hiếu-Trung theo cách nhìn của Kitô giáo. “Bây
giờ ta phải hay có ba đấng bề trên, gọi là ba cha, ta phải thờ, ở đấng nào, cho
nên đấng ấy. Đấng dưới là cha mẹ sinh thân xác cho ta; đấng giữa là vua chúa
trị nước; đấng trên là Đức Chúa trời đất, làm Chúa thật trên hết mọi sự. Có ba
đấng này ta mới được sống, được ở.” (Ba đấng bề trên, Ngày thứ nhất). Qua đó
giúp người Việt nhận thức đúng đắn trong mối tương quan: con người và vũ trụ
(con người đối với Chúa Trời), con người và đất nước (thần dân đối với vua
chúa), con người và gia đình (con cháu và cha mẹ cùng tổ tiên).
– Với
Phật giáo:
cha Đắc Lộ đã có quan niệm sai lệch về gốc tích của Phật giáo: “Sự đàng sau này bởi nước India mà ra, thì
ta nói trước. Ta suy bởi đâu mà ra, thì một chốc ta biết là đạo gian. Ay vậy mà
từ tạo thiên lập địa qua ba nghìn năm dồ, mà từ lộn lạo tiếng nói một nghìn dư
năm, bên Thiên trúc quốc thì có vua, tên là Tinh Phạn, mà đẻ con, dạ thì
sáng, song kiêu ngạo lắm. Đã lấy con vua nào gần đấy gả cho, mà sinh đẻ được
một con gái đoạn, thì khiến đi ở trên rừng một mình, dẫu vợ cãi mà chẳng cho,
vì mình đã quen làm việc dối, như pháp môn phù thủy, và muốn cho người ta hãi
mà khen nó, và lòng láo thong dong nói khó cùng ma quỷ.” (Đạo Bụt: giáo
ngoài và giáo trong, Ngày thứ bốn). Việc cha Đắc Lộ nhận định do “vua bên Thiên
Trúc” mộ đạo Phật nên đã cho xây “chùa triền” mà thờ và “dân theo vua nên thờ
đạo gian[1], thờ bụt
cùng vua” và việc đồng hóa Phật giáo với tôn thờ ngẫu tượng là chính xác[2]. Ở Việt
Nam, khi Phật giáo du nhập thì gặp trở ngại là tín ngưỡng thờ Mẫu, cụ thể là
Mẫu Tứ Pháp (Mây - Mưa - Sấm - Chớp) – người Việt thờ tự nhiên như người Mẹ che
chở cho mình. Phật giáo đã “mượn” tín ngưỡng bản địa là Mẫu Tứ Pháp và chuyển
thành Phật Bà Tứ Pháp. Điều này thật là khiên cưỡng! Vì Phật 佛 là người
(chữ Phật thuộc bộ nhân 亻), là bậc tu
đã tới cõi giác ngộ hoàn toàn, lại giáo hóa cho người được hoàn toàn giác ngộ.
Vậy việc đưa Mẫu Tứ Pháp thành Phật Bà Tứ Pháp chỉ là cách giúp Phật giáo được
người Việt đón nhận một cách nhanh chóng mà thôi[3]. Từ đó, các đền, phủ thờ Mẫu ở miền Bắc trở thành
chùa và có cách sắp xếp gian thờ: tiền Phật
hậu Mẫu. Cũng như một số chùa có gian thờ mẫu hoặc thờ thần. Điều này trái
ngược với quan niệm vô thần của Phật giáo: phủ nhận thượng đế hay ông trời và
linh hồn trường cửu.
– Với
Đạo giáo: Do Đạo giáo từ phương Bắc đã chia làm hai nhánh, tu
tiên và phù thủy nên. Đạo tu tiên rất tốn kém, chỉ phù hợp với vua quan và tầng
lớp phú hộ. Đạo phù thủy phù chuyên dùng phép bùa chú, phép chữa bệnh, phép bói
toán nên hợp với giới bình dân. Vì vậy, khi du nhập vào phương Nam, Đạo giáo đã
dung hợp ngay với tín ngưỡng thờ Mẫu[4] để trở
thành phần chính của đạo lý thờ Mẫu. Đạo Mẫu ở phương Nam hình thành mang tính
chất đạo phù thủy từ đạo giáo và tạo ra
nghi lễ bình dân trong việc thờ phượng, đó là hầu đồng. Như thế, không
phải vô cớ mà cha Đắc lộ cho rằng “Giáo
này thì thờ ma quỷ mà làm những phép giả, cùng chẳng có thờ Lão Tử ấy sốt,
nhưng ở tối tăm mù mịt vậy.” (Đạo Lão, Ngày thứ bốn).
3. Về sư phạm giáo lý:
Phép
giảng tám ngày được cha Đắc Lộ trình bày
theo cách thế Linh Thao và sắp đặt lại cho phù hợp với quan niệm sống của người
Việt. Thật vậy, mục đích của Linh Thao là giúp giáo dân sống trong bất cứ ơn
gọi nào có thể đáp trả lại lời mời gọi thiêng liêng để tiến đến đời sống thân
mật thâm sâu với Thiên Chúa hơn.
Xin chào ban biên tập.
Trả lờiXóaCho con hỏi nguồn gốc của bài viết này là do Pah Siu viết hay là trích dẫn từ tài liệu nào được không ạ? Vì con có sử dụng bài viết này phục vụ cho học tập nên con thiết nghĩ cần có tên tác giả cũng như nguồn tài liệu rõ ràng.
Nếu có thể được xin gửi thông tin qua địa chỉ mail này cho con: joschiensut@gmail.com
Con xin cám ơn.
COn cám ơn.
Xin chào ban biên tập.
Trả lờiXóaCho con hỏi nguồn gốc của bài viết này là do Pah Siu viết hay là trích dẫn từ tài liệu nào được không ạ? Vì con có sử dụng bài viết này phục vụ cho học tập nên con thiết nghĩ cần có tên tác giả cũng như nguồn tài liệu rõ ràng.
Nếu có thể được xin gửi thông tin qua địa chỉ mail này cho con: joschiensut@gmail.com
Con xin cám ơn.
COn cám ơn.