Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

TÔNG HUẤN EVANGELII GAUDIUM – NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG



Đức Giáo Hoàng PHANXICÔ

DÀNH CHO CÁC GIÁM MỤC, CÁC LINH MỤC VÀ PHÓ TẾ,
NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC THÁNH HIẾN, VÀ TẤT CẢ CÁC TÍN HỮU GIÁO DÂN
VỀ VIỆC CÔNG BỐ TIN MỪNG TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

Lời người dịch - Tông Huấn này gồm có 5 chương và 288 câu. trong đó Đức Thánh Cha giải thích và khai triển rất nhiều điều cho thấy rõ chủ trương và lập trường của ngài. Ngài muốn tất cả mọi tín hữu, từ Giám Mục, Linh Mục cho đến giáo dân đọc và sử dụng những chỉ dẫn trong Tông Huấn này để chuyển hướng sống đạo và truyền giáo. 

Phaolô Phạm Xuân Khôi 11/29/2013

MỞ ĐẦU [1 - 18]

1. Niềm vui của Tin Mừng tràn ngập tâm hồn và toàn thể đời sống của những người gặp gỡ Chúa Giêsu. Những người để cho mình được Người cứu độ được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn rầu, trống rỗng nội tâm và cô lập. Với Chúa Giêsu Kitô niềm vui được sinh ra và luôn luôn tái sinh.

DỰ THẢO HƯỚNG DẪN TỔNG QUÁT VIỆC DẠY GIÁO LÝ TẠI VIỆT NAM


DẪN NHẬP

1. Trong tông huấn Niềm vui của Tin Mừng, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta tham gia vào công cuộc canh tân Hội Thánh bằng cách lấy truyền giáo làm mục tiêu cho các hoạt động mục vụ của Hội Thánh hay đặt mọi hoạt động mục vụ của Hội Thánh trong nhãn quan truyền giáo. Ngài viết: “Tôi ước mơ một ‘chọn lựa truyền giáo’, nghĩa là một nỗ lực truyền giáo, có khả năng biến đổi mọi sự,

TÂN PHÚC ÂM HÓA TRONG THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC THƯỜNG KỲ LẦN THỨ 13



Đức Cha Giuse Nguyễn Năng
Hội nghị Thượng Hội đồng Giám mục (THĐGM) Thế giới Thường kỳ lần thứ 13 diễn ra tại Roma từ ngày 7/10 đến 28/10/2012 về chủ đề “Tân Phúc Âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”.

SỨ ĐIỆP THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC THẾ GIỚI LẦN THỨ 13


GỬI CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA
Anh chị em,
Nguyện chúc anh chị em ân sủng và bình an của Thiên Chúa, là Cha chúng ta, và của Chúa Giêsu Kitô” (Rm 1,7). Là những Giám Mục từ toàn thế giới, nhóm họp theo lời mời của Giám Mục Roma là Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, để suy tư về “việc tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin”, trước khi trở về các Giáo Hội địa phương, chúng tôi muốn ngỏ lời

SÁCH THÁNH GIÁO YẾU LÝ BẰNG CHỮ QUỐC NGỮ MỚI


[1]
Thánh giáo yếu lý quốc ngữ 聖教要理國語, sách Giáo lý Công giáo bằng chữ Nôm do Đức Cha Pigneau de Béhaine – Bá Đa Lộc (1741-1799) viết bằng chữ Nôm theo dạng Hỏi-Thưa và được tái bản lần cuối vào năm 1933 tại Kẻ Sở.

SÁCH TỨ NGUYÊN YẾU LÝ BẰNG CHỮ NÔM



Tứ Nguyên Yếu Lý 肆原要理 (TNYL)[1] là sách giáo lý bám sát theo chỉ thị của công đồng Trento (1545-1563) – sách giáo lý phải diễn dịch từ kinh Credo – do Đức Cha Clément Masson Nghiêm dịch từ nguyên tác La Doctrine Chrétienne

PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY SÁCH GIÁO LÝ ĐẦU TIÊN BẰNG QUỐC NGỮ



Phép giảng tám ngày (Cathechismvs) (PGTN) – tên đầy đủ là Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép Rửa tội mà vào đạo thánh Ðức Chúa Trời của linh mục Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) là tác phẩm văn xuôi được xuất bản ở Rôma, Ý năm 1651 bằng cả hai thứ tiếng: Latinh và Quốc ngữ. Tác phẩm này được xem là quyển đầu tiên in bằng chữ quốc ngữ

TRUYỀN THỐNG DẠY GIÁO LÝ CỦA TIỀN NHÂN


Michel Nguyễn Hạnh

Việc dạy giáo lý của tiền nhân bắt đầu từ truyền khẩu đến chép tay (năm 1621 có “cuốn giáo lý bằng tiếng Đàng Trong” chép tay, nhưng nay đã thất truyền) và cuối cùng là những bản in và khắc in. Ngoại trừ quyển giáo lý Phép giảng tám ngày, các sách giáo lý có truyền tử (imprimatur) từ xưa đến nay đều có bốn mục chính TIN – GIỮ – CHỊU  – XIN và hầu hết được trình bày theo dạng Hỏi-Thưa – cách thế mang tính hộ giáo, phù hợp với hoàn cảnh xưa

TRUYỀN GIÁO VÀ TÂN PHÚC ÂM HÓA




Bài chia sẻ với các Linh mục Xuân Lộc của Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo
trong dịp thường huấn 15/06/2012
“Truyền giáo” là đề tài đã được ấn định cho buổi chia sẻ, nhưng một cụm từ ngày nay thường được nhắc đến và cũng là đề tài của Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới là “Tân Phúc Âm Hóa nhắm đến việc truyền đạt đức tin”. Do đó, con thêm yếu tố “Tân phúc âm hóa” vào đề tài. Tuy nhiên, lý do không phải chỉ vì tính cách thời sự của yếu tố Tân phúc âm hóa, nhưng vì nếu suy nghĩ kỹ thì sẽ thấy là hai yếu tố Truyền giáo và Tân phúc âm hóa liên hệ

DẠY GIÁO LÝ TRONG MÔI TRƯỜNG TỤC HÓA



Nguồn:http://tonggiaophanhue.net
Chúng ta cùng nhau bước vào Năm Đức Tin, nghĩa là cùng nhau đào sâu, củng cố, và thực hành đức tin trên bình diện cá nhân và cộng đoàn, vì hiện tại đang có những khủng hoảng đức tin sâu xa nơi nhiều người. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI có lý khi khẳng định: “Chúng ta đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa, một sự mất ý thức tôn giáo là điều tiêu biểu cho một trong những thách thức lớn nhất đối với Giáo Hội

VIỄN TƯỢNG MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM



Một suy tư nhân dịp chuẩn bị mừng Kim Khánh Giáo phận Xuân Lộc
và cử hành Năm Đức Tin
Lm. Giuse Đinh Đức Đạo
Giám đốc ĐCV thánh Giuse - Xuân Lộc
Năm 2015, Giáo phận Xuân Lộc sẽ mừng Kim Khánh ngày thành lập. Để chuẩn bị cho Đại lễ Kim Khánh, Tòa Giám Mục Xuân Lộc đã đề xuất Chương trình Mục vụ năm năm

CANH TÂN VIỆC GIÁO DỤC ĐỨC TIN CHO THIÊN NIÊN KỶ III



(Thời sự Thần học - Số 1, tháng 03/2009)
LTS: Hội đồng Giám mục Việt Nam lấy hai năm 2008 và 2009 để gây ý thức nơi cộng đồng Dân Chúa về tầm quan trọng của việc giáo dục nói chung và giáo dục đức tin nói riêng trong các gia đình Kitô giáo. Hưởng ứng lời kêu gọi hướng tới Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, xin dịch bản tuyên bố của Hội nghị Á châu về Huấn giáo, hy vọng những người làm công tác giáo dục đức tin thuộc mọi thành phần Dân Chúa sẽ rút ra từ tài liệu này nhiều điều quý giá cho nhiệm vụ thánh thiêng này.

Câu hỏi gợi ý thảo luận BGLTQ 4



GỢI Ý MỘT
HIỆN TRẠNG XÃ HỘI VIỆT NAM
1.        Những biến chuyển đang thay đổi bộ mặt của xã hội Việt Nam là những biến chuyển nào và đang ảnh hưởng đến đời sống đạo của Giáo Hội Việt Nam ra sao?
2.        Đâu là những nhu cầu mới đang hình thành và đặt ra cho việc dạy giáo lý tại Việt Nam hiện nay?